Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030
Viết bởi Ban Biên Tập Thứ sáu, 01 Tháng 1 2021 07:58
UBND HUYỆN PHÚ NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sè : 153/KHCL-CVA Tam L·nh, ngµy 24 th¸ng 12 n¨m 2020
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2021 – 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019
- Căn cứ Thông tư số 16/2017/TT-BGD ĐT ngày 12/7/2017 về việc hướng dẫn khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
- Căn cứ thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ tr¬¬¬ưởng BGD&ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông;
- Căn cứ thông tư số 32/2020/TT-BGD&ĐT ngày 15/9/2020 của Bộ tr¬¬¬ưởng BGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ tr¬¬ường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Căn cứ thông tư số 18/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với tr¬¬ường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Căn cứ thông tư số 13/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc Ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, tr¬¬ường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Căn cứ thông tư số 14/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc Ban hành quy định về phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông
- Căn cứ Nghị quyết 07-NQ/HU ngày 26/5/2017 của BCH Đảng bộ huyện Phú Ninh về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025;
- Căn cứ nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của Hội đồng nhân dân huyện Phú Ninh về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025;
- Căn cứ kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 31/10/2017 của UBND huyện Phú Ninh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-HU ngày 26/5/2017 của BCH Đảng bộ Huyện và nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của HĐND huyện (khóa XI) về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025;
- Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng bộ xã Tam Lãnh về phát triển kinh tế xã hội của xã Tam Lãnh nhiệm kỳ 2020-2025;
- Căn cứ vào nghị quyết của HĐND xã Tam Lãnh về phát triển kinh tế xã hội của xã Tam Lãnh nhiệm kỳ 2021-2026;
- Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh tại công văn số 789/PGD&ĐT ngày 09/12/2020 về việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường;
PHẦN A: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trường THCS Chu Văn An – Phú Ninh được thành lập theo Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 28/8/2000 của Chủ tịch UBND thị xã Tam Kỳ, lúc này trường mang tên là trường THCS Tam Lãnh. Sau khi huyện Phú Ninh được chia tách từ thị xã Tam Kỳ để thành lập mới từ năm 2005, nhà trường được vinh dự đổi tên thành trường THCS Chu Văn An theo Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 12/8/2005 của Chủ tịch UBND Huyện Phú Ninh, đây là một trường thuộc địa bàn miền núi của Huyện song Nhà trường đã và đang từng bước phát triển được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2016; 2016-2021, với chất lượng giáo dục toàn diện và từng bước hoàn thiện theo hướng hiện đại, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh trên địa bàn xã Tam Lãnh.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của CBQL cũng như toàn thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Chu Văn An là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của BCH trung ương Đảng, các Nghị quyết, nghị đinh của Chính phủ cũng như các thông tư của Bộ GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cùng các trường THCS trong huyện; trường THCS Chu Văn An phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường phát triển toàn diện theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội.
I. Môi trường bên trong:
1. Quy mô trường, lớp học:
Năm học TS
HS TS
Lớp BQ
HS/L Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
TSHS TS lớp TSHS TS lớp TSHS TS lớp TSHS TS lớp
2020-2021 296 8 37,0 87 2 89 2 68 2 52 2
2021-2022 321 8 40,1 77 2 87 2 89 2 68 2
2022-2023 385 9 42,8 132 3 77 2 87 2 89 2
2023-2024 433 10 43,3 137 3 132 3 77 2 87 2
2024-2025 498 12 41,5 152 4 137 3 132 3 77 2
2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Tæng sè CB GV NV: 24; Trong đó: CBQL: 02, Giáo viên: 18, Nhân viên: 4.
- Trình độ chuyên môn:
+ Số giáo viên đạt trên chuẩn: 00/18, Tỉ lệ: 00%
+ Số giáo viên đạt chuẩn: 17/18, Tỉ lệ: 94,4%
+ Số Giáo viên chưa đạt chuẩn: 01/18, Tỉ lệ: 5,6% (Cô Nguyễn Thị Kim Xuân,
Giáo viên TPT Đội)
- Trình độ chính trị:
+ Trung cấp chính trị: 02/25, tỉ lệ: 8%
+ Sơ cấp chính trị: 14/25, tỉ lệ: 56%
- Cơ cấu: (báo cáo theo khung chương trình GDPT 2018)
Năm học
Môn học Số lượng
hiện có Số lượng cần bổ sung theo năm học Ghi chú
2021-2022 2022-2023 2023-2024 2024-2025
CBQL 2 0 0 0 0
TTCM 2 0 0 0 0
TPT Đội 1 0 0 0 0 CĐSP
Giáo viên 17 2 2 2 5
Ngữ văn 2 0 1 1 1
Toán 2 0 0 0 1
Ngoại ngữ 2 0 0 0 0
KHTN 3 0 0 0 1
Lịch sử -
Địa lý 3 0 0 0 0
Công nghệ 0 0 0 0 1
Tin học 1 0 0 0 0 HĐ ngắn hạn
GDTC 2 0 0 0 0
Nghệ thuật 2 0 0 0 0 01HĐ ngắn hạn
Tiếng DTTS 0 0 0 0 0
Ngoại ngữ 2 0 1 1 1 1
Nhân viên 4 2 2 2 2
Văn phòng 1 0 0 0 0
Thiết bị 1 0 0 0 0
CNTT 0 0 0 0 0
Kế toán 1 0 0 0 0
Thủ quỹ 0 0 0 0 0
Thư viện 1 0 0 0 0
YTHĐ 0 1 1 1 1
Hỗ trợ người KT 0 1 1 1 1 Nếu có HS
Giáo vụ 0 0 0 0 0
Tổng số 24 3 3 4 7
- Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp: 100% xếp loại khá
3. Chất lượng giáo dục toàn diện:
* Năm học 2019-2020:
+ Hai mặt giáo dục:
Kết quả cuối năm Tổng số HS HẠNH KIỂM
Tốt Khá TB Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
290 276 95.2 14 4.8 00 00
Kết quả cuối năm Tổng số HS HỌC LỰC
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
290 88 30.3 105 36.2 89 30.7 08 2.8 00 00
+ Các hoạt động giáo dục khác:
- Nội dung: Chỉ tiêu Kết quả KQ toàn huyện
+ Lên lớp thẳng: 98% trở lên. 97,24 97,4%
+ Bỏ học: dưới 1% 0.7% 1%
+ Tốt nghiệp THCS 100% 61/61 TL: 100.0 100.0
* Kết quả tham gia Kỳ thi, Hội thi cấp huyện:
- Tham gia thi khoa học kỷ thuật cấp huyện xếp vị trí thứ 8 toàn đoàn
- Tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề bảo vệ môi trường có 291/291 học sinh tham gia.
- Tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu luật giao thông có 291/291 học sinh tham gia.
- Tổ chức Hội thi hùng biện câu chuyện đạo đức và pháp luật cấp trường, tham gia cấp huyện đạt Giải Ba nội dung hùng biện.
- Tham gia thi An toàn giao thông với nụ cười ngày mai tổng số có 290 học sinh tham gia đứng vị thứ 1 toàn huyện
- Thi Bác Hồ với thiếu nhi đạt kết quả như sau: Nội dung thi trực tuyến có 270 học sinh tham gia. Nội dung thi vẽ tranh có 257 học sinh tham gia. Nội dung thi viết về Bác có 218 học sinh tham gia.
- Kết quả tham gia giải TTHS cấp huyện như sau:
* Giải cá nhân: Môn Bóng bàn: Đạt 01 giải Nhất, 01 giải Nhì
Môn Đá cầu: Đạt 01 giải Nhất, 01 giải Nhì
Môn Cờ vua: Đạt 01 giải Ba
* Giải đồng đội đạt 02 giải: Nhất môn Đá cầu; Nhất Bóng chuyền nữ
4. Cơ sở vật chất:
Tổng diện tích: 9079 m2 được bố trí như sau:
a. Khối nhà lớp học:
- Tổng số phòng: 14 trong đó:
+ Phòng học: 05 bố trí dạy 2 ca, Thư viện: 02 phòng, Phòng thực hành: 02
+ Phòng Tin học: 01, Phòng HĐSP: 01, Phòng nghe nhìn: 01,
+ Phòng truyền thống: 01, Phòng kho thiết bị: 01
b. Khối phòng làm việc:
- Tổng số phòng: 10, trong đó:
+ Phòng Hiệu trưởng: 01, Phòng PHT: 01, P. Văn phòng: 01, P. Kế toán: 01
+ Phòng Đoàn đội: 01, Phòng Công đoàn: 01, Phòng tổ chuyên môn: 02
+ Phòng YTHĐ: 01, Phòng Bảo vệ: 01;
c. Khối nhà công vụ: 05 phòng
d. Khối nhà kho: 06 phòng, trong đó có 04 phòng đã xuống cấp nghiêm trọng
chờ thanh lý
e. Sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh, nhà xe giáo viên, học sinh, nhà thường trực,
thư viện ngoài trời được bố trí hợp lý, đảm bảo yêu cầu phục vụ dạy và học
5. Nhận định về điểm mạnh, điểm yếu và hướng khắc phục:
- Điểm mạnh:
+ Đội ngũ CBQL năng động, sáng tạo, mong muốn đổi mới. X©y dùng kÕ hoạch có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Tạo được sự đồng thuận, tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
+ Đội ngũ giáo viên và nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
+ Diện tích đất được cấp cho nhà trường rộng, nằm ở vị trí trung tâm xã, diện tích cho mỗi học sinh vượt so với quy định
- Điểm yếu:
+ Cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ (thừa thiếu cục bộ), còn 02 GV trong diện hợp động ngắn hạn (3 tháng); chưa đồng bộ trong các bộ môn KHTN, Lịch sử - Địa lý
+ Thiếu nhân viên YTHĐ,
+ Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện đạt giải còn thấp, chưa có HSG cấp tỉnh Tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng trong hè và ở trường THPT cao,
+ Cơ sở vật chất: Một số hạn mục xuống cấp, chưa đồng bộ, thiếu phòng chức năng so với thông tư 13 của Bộ GD&ĐT; Chưa đủ phòng học để bố trí dạy 2 buổi/ngày
II. Môi trường bên ngoài:
1. Bối cảnh quốc tế, trong nước, giáo dục:
Thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển với những thành tựu của cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặc khác những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến đổi về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp
Cùng với xu hướng chung của thời đại, đất nước ta cũng đang bước vào một giai đoạn phát triển với những quyết sách đúng hướng của Đảng và Nhà nước
Giáo dục đang chuẩn bị các điều kiện tập trung cho việc thực hiện chương trình GDPT 2018
2. Những điểm tích cực, điểm mạnh:
Kinh tế phát triển bền vững, đời sống nhân dân được nâng lên; cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc theo chương trình nông thôn mới
3. Những thuận lợi, thời cơ, những khó khăn, thách thức:
a. Thuận lợi:
- Đảng và nhà nước đã và đang tập trung tối đa cho công tác GD&ĐT, BCH TW ban hành NQ số 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và nhiều nghị quyết, chỉ thị, các văn bản quan trọng khác
- Huyện ủy Phú Ninh, Đảng ủy xã Tam Lãnh, đã tổ chức thành công đại hội Đảng nhiệm kỳ 2020-2025 và ban hành nghị quyết cho giai đoạn này với nhiều nội dung tập trung cho GD&ĐT
b. Thời cơ:
- Đây là giai đoạn mà đất nước đang trên đà phát triển với những thành tựu của cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4; các ứng dụng hỗ trợ cho công tác giáo dục rất phong phú, đa dạng
- Trên cơ sở nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của BCH TW Đảng, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc thực hiện chương trình GDPT và áp dụng đại trà từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và năm học 2021-2022 đối với lớp 6
- Đa số phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
- Đây cũng là giai đoạn mà Đảng và Nhà nước đang tập trung mọi nguồn lực cho thực hiện chương trình giáo dục Phổ thông 2018
c. Khó khăn, thách thức:
- Tình hình dịch bệnh phát triển khó lường nhất là dịch bệnh Covid-19
- Sự chuyển đổi trong việc đổi mới phương pháp dạy học từ trang bị kiến thức sang dạy học nâng cao năng lực và phẩm chất học sinh.
- Nhận thức của một bộ phận PHHS về thực hiện chương trình GDPT 2018 chưa đồng bộ, thiếu quan tâm đến tình hình học tập của con em
- Một số cơ chế chính sách liên quan, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học kể cả đội ngũ CB, GV, NV trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 chưa đồng bộ
- Yêu cầu về chất lượng giáo dục của Phụ huynh ngày càng cao
- Một bộ phận học sinh chưa có ý thức, động cơ học tập; chây lười, vi phạm nội quy của nhà trường
PHẦN B: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Sứ mệnh:
Tạo được môi trường học tập về nề nếp kỹ cương để Giáo viên và Học sinh có cơ hội phát triển năng lực của mình; lấy hiệu quả giáo dục và các phong trào hoạt động là uy tín của nhà trường
2. Tầm nhìn:
Là một trong những trường chất lượng của huyện Phú Ninh. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới những đỉnh cao trong giảng dạy và học tập.
3. Các giá trị được xác định:
- Tinh thần đoàn kết
- Khát vọng vươn lên
- Tính trung thực
- Tinh thần trách nhiệm - Tính sáng tạo
- Lòng tự trọng
- Tình nhân ái
- Sự hợp tác
II. Phương châm hành động:
"Đoàn kết, nâng cao chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường"
PHẦN C: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
I. Mục tiêu chung:
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục theo xu hướng hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
Phấn đấu đến năm 2025, trường THCS Chu Văn An phấn đấu đứng thứ 6 trong số các trường THCS của huyện Phú Ninh.
Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018
III. Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu ngắn hạn: Năm học 2020-2021, duy trì trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2026. Đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2, vào năm 2021. Đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến. Xây dựng trường học hạnh phúc với hệ giá trị cốt lõi, tiêu chí phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường
+ Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2025, Trường THCS Chu Văn An phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục duy trì thư viện đạt thư viện xuất sắc; phấn đấu đạt tập thể Lao động Xuất sắc. Đạt yêu cầu của trường học hạnh phúc.
+ Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2030, Trường THCS Chu Văn An phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
- Chất lượng giáo dục được khẳng định.
- Thương hiệu nhà trường được nâng lên.
- Đạt thương hiệu trường có chất lượng của huyện Phú Ninh và phấn đấu đứng thứ 4 trong số các trường THCS của huyện Phú Ninh.
1. Thể chế và chính sách:
Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về thực hiện chương trình, về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài
2. Tổ chức bộ máy:
Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực sở trường của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên để đáp ứng yêu cầu công tác, giảng dạy của nhà trường đảm bảo điều lệ theo quy định.
Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng cường quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong nhà trường
Kiện toàn các tổ công tác để giúp việc cho nhà trường trong từng lĩnh vực hoạt động
Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức bộ phận phải được kiểm tra ít nhất 01 lần trong năm học
3. Công tác đội ngũ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhiệm vụ thường xuyên và cũng là nhiệm vụ của toàn thể HĐSP, vì đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường
Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng và cơ cấu; có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng; trình độ Tin học, Ngoại ngữ cơ bản và có phong cách sư phạm mẫu mực; chú trọng việc thay đổi tư duy người thầy từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy, giáo dục
Có tinh thần đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường; hợp tác giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ
Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, nâng cao trình độ chính trị; thực hiện dân chủ công bằng công khai
Thực hiên đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng tạo động lực làm việc một cách công bằng, khách quan
4. Nâng cao chất lượng giáo dục:
Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Tăng cường giáo dục truyền thống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học theo chủ đề STEM giúp học sinh có lối sống đúng đắn, lành mạnh; có được những kỹ năng sống cơ bản.
Xác định chất lượng dạy và học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính trung thực, cái tâm và tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của thầy cô giáo đều phải hướng đến đích là người học.
5. Cơ sở vật chất:
Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phấn đấu có đủ phòng học dạy 2 buổi/ngày, đảm bảo phòng chức năng, phòng bộ môn, phòng thực hành và trang thiết bị tối thiểu theo Thông tư 13, 14 của BGD&ĐT
Bổ sung trang thiết bị tối thiểu để đảm bảo trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018
Đẩy mạnh ứng dụng các phần mền, các nền tảng CNTT để hỗ trợ, nâng cấp quá trình dạy học; tích cực tham gia diễn đàn giáo dục trên hệ thống trường học kết nối
6. Kế hoạch – Tài chính:
Xây dựng được kế hoạch tài chính trên cơ sở nguồn nhân sách nhà nước đảm bảo chi cho các hoạt động giáo dục và các nguồn vận động tài trợ để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường trong đó chú trọng các điều kiện đảm bảo các yêu cầu để thực hiện tốt chương trình GDPT 2018
Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính theo luật ngân sách và quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai theo quy định và trách nhiệm giải trình
- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của từng tổ chuyên môn và nhà trường.
- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu chi.
- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tăng cường hỗ trợ đóng góp của phụ huynh học sinh.
- Tích cực kêu gọi sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân khác.
7. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu:
- Thấm nhuần câu nói của ông cha ta: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Vì vậy để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030 chúng ta cần phải làm tốt công tác thông tin và truyền thông cùng với tuyền truyền chương trình GDPT năm 2018, nhà trường phải tổ chức tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ, hiểu đúng và hiểu được trách nhiệm, từ đó có sự đóng góp vào sự nghiệp giáo dục cũng là đóng góp vào sự ổn định xã hội và phát triển của đất nước
- Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn
- Khai thác có hiệu quả website của trường theo địa chỉ: http://thcs-chuvanan-quangnam.violet.vn. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí... Khuyến khích giáo viên tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên. Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.
PHẦN D: CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
I. Chiến lược tổ chức, quản lý nhà trường:
1. Mục tiêu chiến lược:
- Tổ chức và quản trị nhà trường trên cơ sở các nghị quyết của các cấp ủy Đảng, của ngành GD&ĐT
- Xây dựng chiến lược phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương
- Tổ chức triển khai xây dựng trường học hạnh phúc theo các giá trị và tiêu chí cụ thể phù hợp với điều kiện nhà trường
2. Những định hướng chính:
- Quản trị nhà trường theo xu hướng đổi mới, tăng cường tự chủ và tự giải trình và tự chịu trách nhiệm
- Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
3. Các giải pháp chủ yếu:
- Tích cực tham mưu, tổ chức quy hoạch đội ngũ một cách hợp lý đảm bảo số lượng, cơ cấu và có trình độ, năng lực ngày càng tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược
- Xây dựng văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.
- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.......
II. Chiến lược xây dựng đội ngũ:
1. Mục tiêu chiến lược:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ Tin học, Ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua các các văn bản của ngành với những tiêu chí cụ thể gắn với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
2. Những định hướng chính:
- Phải đảm bảo về cơ cấu và chất lượng đội ngũ cho việc thực hiện chương trình GDPT 2018; đặc biệt chú trọng công tác tập huấn và bồi dưỡng giáo viên theo đúng kế hoạch và lộ trình
- Năng lực chuyên môn của 100% cán bộ quản lý, giáo viên được đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn Giáo viên theo TT14 và TT20 của Bộ GD&ĐT
- Phấn đấu cuối năm 2022 có 100% CBGV tốt nghiệp Đại học; phấn đấu có 02 CBGV tốt nghiệp sau Đại học vào năm 2025.
3. Các giải pháp chủ yếu:
- 100% Giáo viên phải được tập huấn đầy đủ các nội dung về thực hiện chương trình GDPT 2018 trong năm 2020 và 2021
- Đa số Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng triệt để các phần mền dạy học sẵn có vào công tác quản lý và giảng dạy
- Từng bước thực hiện có hiệu quả mô hình dạy học STEM
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên phù hợp với yêu cầu giảng dạy.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong nhà trường.
- Tích cực tham mưu với các cấp bổ sung đủ sô lượng giáo viên, nhân viên theo quy định, tăng cường chế độ đãi ngộ hợp lý để đội ngũ yên tâm công tác
III. Chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục:
1. Mục tiêu chiến lược:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là nâng cao phẩm chất năng lực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.
- Thực hiện tốt việc tự kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Những định hướng chính:
- Chất lượng học tập:
+ Số học sinh học lực khá, giỏi đạt 66,5% trở lên, trong đó học lực giỏi chiếm 30%, năm sau tăng lên 2% cho mỗi năm
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 3% ; không có học sinh kém.
+ Xét TN THCS đạt 100 %.
+ Tham gia các kỳ thi, hội thi do các cấp tổ chức: Cấp Huyện đạt 20 giải trở lên; Cấp tỉnh đạt 03 giải trở lên
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
+ Chất lượng đạo đức: 100% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
3. Các giải pháp chủ yếu:
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng mở, đa dạng nhiều cách tiếp cận khác nhau
Chú trọng các mô hình hoạt động trải nghiệm với những nội dung tích hợp với kiến thức trên lớp và thực tiễn cuộc sống
Phát huy hiệu quả các câu lạc bộ Tiếng Anh, Bóng chuyền và các câu lạc bộ khác phù hợp với điều kiện nhà trường
Giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống, trang bị hành trang cho các em sau khi tốt nghiệp ra trường
Về đánh giá kết quả học sinh: Xác định việc đánh giá là cung cấp thông tin chính xác kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để nâng cao chất lượng học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học và quản lý, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục
Xây dựng kịch bản dạy học ứng phó với tình hình dịch bệnh covid-19 có thể xảy ra để sẵn sàng chủ động thực hiện
Thường xuyên tổ chức chương trình phát thanh măng non với những nội dung về gương "người tốt việc tốt" hay những tấm gương điển hình trong phong trào học tập, rèn luyện của học sinh
IV. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất:
1. Mục tiêu chiến lược:
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, quang cảnh sư phạm đồng bộ, theo hướng hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về trang thiết bị dạy học tối thiểu
2. Những định hướng chính:
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ tiếp tục nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng chức năng được trang bị nâng cấp theo hướng đạt chuẩn.
- Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí "Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn".
- Hằng năm bổ sung, nâng cấp khu giáo dục thể chất đảm bảo phục vụ công tác dạy và học
3. Các giải pháp chủ yếu:
- Tích cực tham mưu với các cấp đầu tư đủ các phòng học đảm bảo theo hướng dạy 2 buổi/ngày, (trước mắt năm học 2021-2022 đối với khối lớp 6 tổ chức dạy 02 buổi/ngày), bổ sung xây dựng có trọng điểm để chuẩn hoá các phòng học bộ môn, khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của học sinh.
- Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống kết nối mạng Internet.
V. Chiến lược phát huy các mối liên hệ trong và ngoài nhà trường
1. Mục tiêu chiến lược
- Xây dựng khối đoàn kết thống nhất giữ ý chí và hạnh động để tập trung trí tuệ trong việc thực hiện thành công kế hoạch chiến lược nhà trường
- Huy động tối đa các nguồn lực để hỗ trợ về xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị và khen thưởng cho học sinh và đội ngũ các thầy cô giáo
2. Những định hướng chính
Tuyên truyền vận động mọi tầng lớp xã hội trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018
Tập trung các bước chuẩn bị về CSVC và đội ngũ cho việc thực hiện chương trình lớp 6 mới vào năm học 2021-2022
3. Các giải pháp chủ yếu
Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, tạo mối liên hệ bên trong và bên ngoài nhà trường để không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tạo niềm tin và uy tín trong cộng đồng và trong PHHS
Thực hiện công khai các nguồn tài trợ và sử dụng đúng mục đích các khoản vận động từ các nguôn bên ngoài nhà trường
PHẦN E: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức thực hiện
1.1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường,
Báo cáo với Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMT và các ban ngành đoàn thể để xin ý kiến chỉ đạo, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch;
Thông báo công khai đến PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
1.2. Xây dựng lộ trình
- Giai đoạn 1: Trong năm học 2021 – 2022: Phấn đấu giữ vững, duy trì các điều kiện của trường đạt chuẩn quốc gia theo thông tư số 18/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với tr¬¬ường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Giai đoạn 2: Từ năm 2022 - 2025: Nâng cao chất lượng giáo dục, đạt thương hiệu trường có chất lượng của huyện Phú Ninh. Duy trì, củng cố các tiêu chuẩn của thư viện đạt thư viện xuất sắc, hướng tới xây dựng thư viện điện tử. Tiếp tục duy trì, củng cố trường đạt chuẩn quốc gia và công tác kiểm định chất lượng theo thông tư số 18/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với tr¬¬ường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Giai đoạn 3: Từ năm 2025 – 2030: Phấn đấu xây dựng nhà trường có chất lượng xếp thứ 4 trong số các trường THCS của huyện Phú Ninh. Phấn đấu đạt tập thể Lao động xuất sắc. Đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3, trường chuẩn mức 2 vào năm 2030.
1.3. Phân công, trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân
- Đối với Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:
+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.
+ Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến nhiều đơn vị.
+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.
- Đối với Phó Hiệu trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đối với Tổ trưởng chuyên môn
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
- Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.
- Đối với cá nhân Cán bộ, giáo viên, nhân viên
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục của cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình của học sinh
- Đối với học sinh:
Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học lên bậc trung học phổ thông hoặc vào học các trường nghề theo sở thích và nguyện vọng.
Ra sức rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống để trở thành những người công dân tốt.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh
+ Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
+ Tăng cường giáo dục ở gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh "khoán trắng" cho nhà trường.
- Các Tổ chức Đoàn thể trong trường
- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
PHẦN G: KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
1. Kiến nghị
1.1. Đối với UBND Huyện Phú Ninh
Thường xuyên quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp với thực tế của nhà trường, nhất là phòng học, phòng chức năng trang thiết bị tối thiểu theo thông tư 13, 14 của Bộ GD&ĐT
1.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh
Tham mưu với huyện tạo mọi điều kiện để trường thực hiện kế hoạch chiến lược đã đề ra; Chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời nhà trường về cách tổ chức và thực hiện để đạt được kế hoạch chiến lược đã đề ra.
Tham mưu với Sở GD&ĐT Tổ chức tập huấn chương trình GDPT 2018 kịp thời; thường xuyên tổ chức sinh hoạt các chuyên đề để tiếp cận và thực hiện đúng quy trình của việc thực hiện chương trình GDPT 2018
1.3. Đối với Đảng ủy, UBND xã Tam Lãnh
Đưa vào nghị quyết hằng năm với những giải pháp kịp thời để củng cố duy trì chuẩn nông thôn mới và trường chuẩn quốc gia
Quan tâm tuyên truyền, quảng bá về trường trong nhân dân địa phương, tạo điều kiện để huy động các nguồn lực XHH để xây dựng CSVC nhà trường.
Bố trí nguồn kinh phí để cải tạo nâng cấp, tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo các yêu cầu dạy và học
2. Đề xuất
- Phòng GD&ĐT huyện thường xuyên quan tâm hỗ trợ tối đa giúp cho nhà trường trong việc triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược có hiệu quả trong đó có việc tổ chức thực hiện chương trình GDPT 2018 như tập huấn, trang bị tài liệu triển khai các văn bản một cách đồng nhất
- Toàn thể CB-GV-NV và học sinh nhà trường phải thể hiện sư quyết tâm cao nhất; nâng cao ý thức xây dựng cho mình một thương hiệu, để nhà trường là địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.
- Lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể thường xuyên theo dõi, chỉ đạo kịp thời, động viên khen thưởng kịp thời để nhà trường hoàn thành được kế hoạch chiến lược đề ra
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển của trường THCS Chu Văn An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Kính trình quý cấp lãnh đạo phê duyệt, đề nghị CB-CC-VC trong HĐSP nhà trường nghiên cứu tham gia ý kiến bổ sung hoàn chỉnh để làm cơ sở xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường từng bước phát triển và hội nhập cùng với các trường trong Huyện đưa sự nghiệp giáo dục trên điạ bàn phát triển đi lên .
TM. BCH CÔNG ĐOÀN
CHỦ TỊCH HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký và đóng dấu)
Lê Minh Tín
( Đã ký và đóng dấu)
Nguyễn Phi Hùng
TM. BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
TRƯỞNG BAN
( Đã ký)
Huỳnh Văn Thông
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ TAM LÃNH
Đã kiểm tra và phê duyệt
Tam Lãnh, ngày 24 tháng 12 năm 2020
TM. Ủy ban nhân dân xã Tam Lãnh
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký và đóng dấu)
Đinh Văn Truyền
- 20/01/2021 15:12 - Tổ chức vui tết trung thu 2020
- 20/01/2021 15:05 - Khai giảng năm học mới 2020 - 2021
- 20/01/2021 08:46 - Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm học 2020…
- 20/01/2021 08:36 - Sinh hoạt kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- 01/01/2021 08:09 - Kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc năm học 202…
- 31/08/2017 08:33 - Thí sinh đầu tiên vào chung kết Học trò xứ Quảng n…
- 18/07/2017 10:20 - Những thủ khoa chân đất (Lương Thị Hồng Hạnh)