Trang chủTin tứcBản tin trườngKế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc năm học 2020-2021

Kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc năm học 2020-2021

  • PDF.InEmail

UBND HUYỆN PHÚ NINH
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

    Số: 154/KH-CVA                                                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                         Tam Lãnh, ngày 24 tháng 12 năm 2020

KẾ HOẠCH
Xây dựng trường học hạnh phúc
Năm học 2020-2021, và những năm học tiếp theo

    Căn cứ Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
Thực hiện Kế hoạch số 2142/SGD&ĐT-GDTrH ngày 02/10/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam về việc triển khai xây dựng trường học hạnh phúc;
   Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 26/10/2020 của Ủy ban nhân dân huyện Phú Ninh về việc về việc triển khai xây dựng trường học hạnh phúc trên địa bàn huyện;
   Công văn số 807/GD&ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh về việc hướng dẫn xây dựng trường học hạnh phúc năm học 2020-2021, và những năm học tiếp theo;
   Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường.
Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An xây dựng kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc năm học 2020-2021 và những năm học tiếp theo như sau:
A. MỤC TIÊU
- Góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ CB, GV, NV và học sinh, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc không chỉ là nơi cung cấp và đáp ứng các nhu cầu giáo dục mà phải là nơi tạo ra hạnh phúc góp phần tạo nên một xã hội hạnh phúc để có thể tăng trưởng và phát triển bền vững;
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong đội ngũ CB, GV, NV, HS hoặc các hành vi làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm đội ngũ CB, GV, NV và HS;
- Giúp CB, GV, NV nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng, duy trì nhà trường mà ở đó có học sinh, CB, GV, NV được yêu thương, tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị;
- Công đoàn nhà trường chủ động trong tổ chức và biết cách tham gia với chuyên môn, các đoàn thể khác trong nhà trường, hướng dẫn và tạo điều kiện cho CB, GV, NV thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện địa phương.
B. NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
I. Các giá trị cốt lõi của trường học hạnh phúc
1. Nội dung
a. Tăng cường sự yêu thương
Các thầy cô giáo, các cô nhân viên luôn có sự thấu hiểu đối với các em học sinh, đối với đồng nghiệp của mình và giúp học sinh có sự thấu hiểu lẫn nhau giữa học sinh với học sinh trong nhà trường.
b. Xây dựng trường học an toàn
- Trường học không có bạo lực, bạo hành về thể chất và tinh thần đối với học sinh, thầy cô giáo và nhân viên;
- Không để tệ nạn xã hội, thói hư, tật xấu xâm nhập vào nhà trường;
- Trường học luôn an toàn về an ninh; an toàn về cháy nổ; an toàn về thiên tai, dịch bệnh; vệ sinh môi trường và thực phẩm;
- Luôn được bảo vệ trước những đe dọa, cám dỗ từ bên ngoài...
c. Mọi thành viên luôn được tôn trọng
- Tất cả các thành viên trong nhà trường được tôn trọng về nhân phẩm;
- Thích nghi và chấp nhận sự khác biệt giữa mọi người về năng lực, tính cách, sở thích, thói quen.....
- Thường xuyên chú trọng đến sự phát triển các năng lực khác biệt của mọi người và luôn tôn trọng và bảo vệ những quan điểm, ý kiến cá nhân trong chuẩn mực giá trị.
2. Các chỉ tiêu cần phấn đấu
- 100% giáo viên, nhân viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, hỗ trợ;
- Không có học sinh bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị bởi sự khác biệt;
- Các sở thích, nguyện vọng hợp lý của học sinh được đáp ứng;
- Không có học sinh có biểu hiện tâm lý bất thường dẫn đến hành vi tiêu cực;
- Không có CB, GV, NV vi phạm đạo đức nhà giáo;
- Không có phản hồi tiêu cực từ phía CMHS làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, ảnh hưởng đến uy tín giáo dục của nhà trường và thầy cô giáo;
- Đảm bảo đoàn kết nội bộ, không có trường hợp CB, GV, NV hay CMHS bức xúc, căng thẳng dẫn đến đơn thư khiếu kiện;
- Không có hiện tượng bắt nạt, bạo lực học đường;
- 98% học sinh thực hiện tốt những quy định của nhà trường về nề nếp kỷ luật;
- 100% học sinh tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng lực cá nhân;
- 100% học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (về tinh thần, sức khỏe, kinh tế) đều được quan tâm, chia sẻ, động viên và hỗ trợ;
- 100% lớp học sáng, xanh, sạch đẹp, đảm bảo an toàn, không có tai nạn thương tích;
- 100% học sinh đều thích được đến lớp, thích được đi học;
- Mỗi tháng có 1 bài viết về gương Điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt.
3. Các giải pháp thực hiện
- Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, CMHS và CB, GV, NV;
- Học sinh và CB, GV, NV hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao;
- Chia sẻ, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ những học sinh, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn bằng cách tặng quà, thăm hỏi v.v.
- Quan tâm đến đời sống tinh thần, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của CB, GV, NV, cùng nhau chia sẻ vui buồn để cùng nhau xây dựng một ngôi trường hạnh phúc;
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất;
- Các CB, GV, NV lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh;
- Phối hợp và hợp tác hiệu quả với CMHS, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh;
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian giữa các lớp, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống (phòng ngừa và ứng phó với hiện tượng bắt nạt, bạo lực học đường..) để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh. CB, GV, NV khi học tập và tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường;
- Tích cực tham mưu với cấp trên để cải tạo, tu sửa các phòng làm việc, khu giáo dục thể chất, sân chơi, thư viện.....đạt chuẩn theo quy định và đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích;
- Phối hợp với phụ huynh tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và phát huy mọi nguồn lực để tạo dựng khung cảnh sư phạm thêm sáng - thoáng- xanh- sạch – đẹp, thân thiện và cởi mở;
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, phổ biến đến toàn thể CB, GV, NV; phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các chuyên đề về quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo để duy trì bầu không khí học tập, làm việc ấm áp và thân thiện; mọi thành viên trong nhà trường đều được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn;
- CB, GV, NV thường xuyên sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỷ luật tích cực. Chú trọng phát huy vai trò của công tác tư vấn học đường;
- Tạo cơ hội để mỗi học sinh và mỗi thầy cô giáo đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên; tất cả đều thay đổi để phù hợp và tiến bộ;
- Phối kết hợp với BCH Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân thực hiện và giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch, xây dựng khối đoàn kết nội bộ.
II. Các thành tố của trường học hạnh phúc
1. Nội dung
a. Đối với các thầy cô giáo và nhân viên
- Đảm bảo năng lực, phẩm chất đạo đức nhà giáo;
- Giàu lòng bao dung với những nội dung như: thấu hiểu, yêu thương, cảm thông, chia sẻ.....
- Yêu nghề, nhiệt tình, tích cực, có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp;
- Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau để cùng phát triển;
- Luôn cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, đi đầu trong đổi mới vì một trường học hạnh phúc;
- Luôn làm chủ các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
b. Đối với học sinh
- Tự tin, tự do học tập và sáng tạo;
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu;
- Giao tiếp, ứng xử lễ phép theo chuẩn mực giá trị;
- Yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ;
- Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
- Tự chủ trong phát triển những năng lực thế mạnh của bản thân.
c. Các hoạt động giáo dục
- Chương trình phải phù hợp với mục tiêu giáo dục;
- Luôn lấy tiêu chí hạnh phúc của thầy và trò làm nền tảng;
- Phát triển năng lực toàn diện học sinh về kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, tinh thần đoàn kết và năng lực lãnh đạo....
- Chú trọng đến việc phát triển thế mạnh, tôn trọng sự khác biệt của từng học sinh;
- Thu hút sự tham gia của đông đảo các lực lượng trong và ngoài nhà trường;
- Các hoạt động giáo dục luôn được rà soát, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát triển.
d. Công tác quản lý, các quy chế, quy định
- Sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược phát triển nhà trường phù hợp với chương trình giáo dục, đáp ứng tất cả các mong đợi;
- Có cơ chế, quy chế, quy định được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực, trên cơ sở lấy giá trị hạnh phúc làm nền tảng trong mục tiêu lãnh đạo, quản lý, quản trị nhà trường; quản lý điều hành theo quy chế, quy định đã được thống nhất;
- Đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng các chuẩn mực, có tính động viên, khuyến khích, khen thưởng, kỷ luật nghiêm....
- Luôn cập nhật, thay đổi bổ sung phù hợp với thực tiễn;
- Công đoàn là tổ chức luôn đồng hành, thực sự là mái ấm hạnh phúc cho mọi đoàn viên công đoàn;
- Hiệu trưởng là người đi đầu, dẫn dắt mọi thay đổi vì một trường học hạnh phúc.
e. Đối với cơ sở vật chất
- Xây dựng cảnh quan trường học Xanh-Sạch – đẹp; thân thiện với môi trường, có đủ cây xanh bóng mát cho học sinh học tập và vui chơi;
- Cổng trường, biển trường, tường rào đạt yêu cầu về an ninh, an toàn, thẩm mỹ và thân thiện;
- Phòng học được trang trí phù hợp, luôn sạch đẹp, gắn với nhu cầu học tập và rèn luyện, như là ngôi nhà thứ hai của học sinh;
- Các khối công trình hỗ trợ học tập được bố trí, khoa học, thuận tiện cho việc dạy và học;
- Khu hành chính, quản trị đảm bảo yêu cầu quản lý, theo dõi các hoạt động giáo dục của nhà trường, được trang bị CSVC và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu;
- Khu sân chơi, bãi tập đáp ứng mục tiêu hướng tới người sử dụng, phát triển toàn diện các năng lực của học sinh, có cây xanh, đủ bóng mát;
- Khu vệ sinh đáp ứng yêu cầu về giới tính và lứa tuổi luôn sạch, thân thiện, an toàn khi sử dụng;
- Trang thiết bị dạy học đảm bảo chuẩn tối thiểu quy định.
f. Các mối quan hệ
- Quan hệ đồng nghiệp được thiết lập trên nền tảng mang tính xây dựng, đoàn kết, hỗ trợ chuyên môn và các hoạt động xã hội khác;
- Quan hệ thầy trò đảm bảo các chuẩn mực;
- Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội được xây dựng trên nền tảng của sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm và giám sát lẫn nhau để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục học sinh.
2. Các chỉ tiêu phấn đấu
- 100% Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; được tập huấn, bồi dưỡng chương trình GDPT 2018;
- 100% giáo viên thành thạo trong ứng dụng CNTT, tích cực đổi mới phương pháp dạy học;
- 100% giáo viên phải đạt được theo chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo thông tư 20/2018 từ loại khá trở lên;
- 100% lớp đạt chỉ tiêu về xếp loại hai mặt giáo dục theo đăng ký đầu năm;
- 95 % lớp có phong trào học tập tốt: giờ học tốt, ngày học chăm v.v.
- 100% lớp có các đôi, nhóm bạn cùng tiến;
- Có 90% học sinh chưa ngoan, tiến bộ trong học tập và rèn luyện;
- 100% học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm trong các môn học và tham gia các CLB ở trường;
- Học sinh tích cực tham gia đầy đủ các cuộc thi, hội thi do nhà trường, các cấp tổ chức, đạt giải cao;
- 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững chương trình GDPT 2018
- 100% giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, luôn lấy tiêu chí hạnh phúc của thầy và trò làm nền tảng
- 90-95% cán bộ, giáo viên biết ứng dụng các phần mềm để hỗ trợ công tác quản lý dạy và học một cách thành thạo và hiệu quả.
3. Các giải pháp thực hiện
- Trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học, CB, GV, NV phải làm gương cho học sinh và chú trọng phương pháp giáo dục bằng nêu gương;
- Thực hiện phân công nhiệm vụ cho CB, GV, NV một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản than;
- Mọi hoạt động liên quan đến dạy và học, đến công tác quản lý đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực;
- Thay đổi, sáng tạo nội dung sinh hoạt chuyên môn; động viên, khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tác phong sư phạm để giáo viên có nhiều kiến thức mới hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh;
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh;
- Tạo nhiều cơ hội cho học sinh và CB, GV, NV được phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác;
- Tạo điều kiện tốt nhất để CB, GV, NV có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị bản thân;
- Thành lập từ các tổ chuyên môn các nhóm để có thể hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực. Khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu tại các lớp, các khối và các nhà trường;
- Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho CB, GV, NV trong nhà trường;
- CB, GV, NV tự chăm sóc bản thân về sức khỏe tâm lý và thể chất, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục;
- Tạo nhiều cơ hội cho học sinh được phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác;
- Giúp cho các em có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì nhà trường mà ở đó học sinh và CB, GV, NV được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị; nói rộng hơn là phát triển môi trường nhà trường thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay;
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn, chuyên đề để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm, mời chuyên gia tư vấn, nhận diện, xử lý các tình huống vi phạm các quy định đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật của CB, GV, NV trong lao động nghề nghiệp, về trường học hạnh phúc v.v
- Tổ chức đối thoại, giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử sư phạm với CB, GV, NV và học sinh trên cổng thông tin điện tử của trường;
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động CB-GV-NV nắm vững và tổ chức thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành theo bộ quy tắc ứng xử trong trường học;
- Tổ chức quán triệt thường xuyên đối với CB, GV, NV các quy định của Nhà nước, của ngành về đạo đức nhà giáo, về xây dựng trường học thân thiện, an toàn, các tiêu chí của trường học hạnh phúc;
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo, về trường học thân thiện, hạnh phúc trong sinh hoạt chuyên môn của Hội đồng sư phạm, sinh hoạt Công đoàn nhà trường hàng tháng;
- Tổ chức tọa đàm trong giáo viên, học sinh và phụ huynh về trường học hạnh phúc, về sự đồng cảm, khoan dung, có mối quan hệ tích cực và sáng tạo; có khả năng, kỹ năng và sẵn sàng hợp tác và biết Chung sống một cách tốt đẹp (có giá trị sống và kỹ năng sống)
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo"; " Dân chủ - kỷ cương – tình thương –trách nhiệm" " Xây dựng trường học là nhà – thầy cô là cha mẹ – bạn bè là anh em"; trong đó có đổi mới nội hàm và đưa ra các nội dung, tiêu chí cụ thể cho giáo viên thực hiện phù hợp với điều kiện hiện nay;
- Tăng cường công tác truyền thông trên trang thông tin điện tử của nhà trường, về nội dung trường học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, học sinh hạnh phúc, xã hội hạnh phúc, đất nước phồn vinh bằng các hình thức thích hợp, sinh động;
- Quyết tâm xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc – Thầy cô hạnh phúc – Học sinh hạnh phúc, trong đó lấy tiêu chí trường học không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo là tiêu chí chính;
- Tiếp tục tham gia phong trào Viết về tấm gương người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến, phấn đấu mỗi tháng có 1 bài viết đăng tải website của trường và của huyện, được lựa chọn những tấm gương của nhà trường để tôn vinh, tuyên dương cấp huyện, cấp tỉnh;
- Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể lớp, tổ chuyên môn, các cá nhân CB, GV, NV có thành tích trong phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, trong việc triển khai thực hiện chủ đề và nhiệm vụ năm học.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Công tác tổ chức chỉ đạo
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Trường học hạnh phúc năm học 2020-2021 gồm các thành phần Ban giám hiệu; Ban chấp hành Công đoàn; Tổng phụ trách Đội và Ban đại diện CMHS và một số thành viên khác;
- Xây dựng và ban hành kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc với hệ giá trị cốt lõi, tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường;
- Triển khai kế hoạch và tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc đến 100% CB, GV, NV và học sinh;
- Đầu mỗi năm học, xác định mục tiêu cụ thể, lập bảng đăng ký và cam kết nội dung thực hiện; lựa chọn các giải pháp phù hợp, để từng bước đạt được mục tiêu trường học hạnh phúc theo lộ trình. Đăng ký và cam kết nội dung thực hiện năm học 2020-2021 vào tháng 01 năm 2021 và các năm học tiếp theo vào tháng 9 hằng năm tại hội nghị CB, CC, VC đầu năm học;
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phát động phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc"; tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động để phát huy vai trò nêu gương của đoàn viên công đoàn trong việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa, xây dựng nhà trường hạnh phúc;
- Cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng "Trường học hạnh phúc" vào tiêu chí thi đua của nhà trường; kịp thời khen thưởng nhân rộng những gương điển hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc".
II. Phân công thực hiện
- Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với BCH Công đoàn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung hướng dẫn, xây dựng mô hình lớp học tiêu biểu; các tổ chuyên môn, tổ công đoàn tiêu biểu theo các tiêu chí;
- Các tổ chuyên môn xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên đề có lồng ghép nội dung xây dựng trường học hạnh phúc. Thực hiện tốt các hoạt động giao lưu và ngoại khóa của học sinh;
- Giáo viên đối chiếu các tiêu chí trường học hạnh phúc để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của lớp, của cá nhân và tổ chức thực hiện;
- Nhân viên tự xây dựng các tiêu chí làm việc phù hợp với nhiệm vụ, công việc và hoàn cảnh làm việc, chủ động tổ chức thực hiện;
- Tổng phụ trách Đội, Giáo viên chủ nhiệm bám sát các tiêu chí, cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại lớp học hạnh phúc, tổ chức thực hiện và tổng kết thi đua.
Trên đây là kế hoạch xây dựng Trường học hạnh phúc năm học 2020-2021 và những năm học tiếp theo của trường THCS Chu Văn An. Đề nghị toàn thể CB, GV, NV và học sinh nhà trường nghiêm túc thực hiện và thực hiện có hiệu quả.

                                                                                                       HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Phú Ninh;                                                                       (Đã ký)                           
- Ban chỉ đạo xã Tam Lãnh;
- Các bộ phận có liên quan;
- Lưu: VP.

                                                                                                     Nguyễn Phi Hùng

Banner liên kết

 pgdphuninh

thkn

vnedu

xoamuchu

csdlgddt

bdgv

sgd

tndt

violet

logotavico

Thống kê

Các thành viên : 4
Nội dung : 251
Liên kết web : 18
Số lần xem bài viết : 104794
Hiện có 8 khách Trực tuyến

Danh bạ điện thoại

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Nguyễn Phi Hùng Hiệu trưởng 0906467498 nguyenphihungcva@gmail.com
2 Lê Minh Tín Phó hiệu trưởng 0982295687 leminhtin1980@gmail.com
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Bùi Thị Thu Lệ Tổ trưởng 0363633110 buithithule8@gmail.com
2 Nguyễn Thị Tường Vân Kế toán 0978711241 Tuongvan01091985@gmail.com
2 Huỳnh Thị Hữu Bảo vệ 0329959644
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Huỳnh Văn Hưng Tổ trưởng 0399393070 huynhvanhung2004@gmail.com
2 Nguyễn Thị Dũng Tổ phó 0983100321 dung01012013@gmail.com
3 Nguyễn Duy Khánh Tổ phó 0985467353 duykhanh0709@gmail.com
4 Trịnh Thường 0385633517 trinhthuongcva@gmail.com
5 Huỳnh Thị Phương Thảo 0372452612 huynhphuongthao85@gmail.com
6 Nguyễn Hùng Cường
7 Đoàn Văn Thảo 0988558074 thaodoan010190@gmail.com
8 Trương Thị Duy Nhàn 0968488599 nhantruongqnam@gmail.com
9 Lê Thị Vân Thiết bị 0365002820 anh.anhminh222009@gmail.com
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Trần Tấn Phong Tổ trưởng 0988951663 trantanphong2011@gmail.com
2 Nguyễn Thị Thận Tổ phó 0368702695 thannguyenk11@gmail.com
3 Trịnh Thị Thái Bình Tổ phó 0977927805 trinh1thai2binh3@gmail.com
4 Đào Thị Phương Thảo 0982740445 phuongthao782000@gmail.com
5 Dương Thị Đào 0981084286 duongthidaocva2017gmail.com
6 Nguyễn Thị Hạnh Nhân 0364801863 hanhnhan.tk94@gmail.com
7 Trần Thị Thùy Trang 0379105904 hoatrangnhoxinh987@gmail.com
8 Nguyễn Xuân Quang
9 Trần Vĩnh Khiêm
10 Nguyễn Thị Kim Xuân Tổng phụ trách 0385571134 nguyenthikimxuan.cva@gmail.com
11 Lê Thị Cẩm Nhung NV Thư viện 0339336497 nhungle445@gmail.com