Trang chủTin tứcBài viếtChu Văn An – Người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời

Chu Văn An – Người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời

  • PDF.InEmail

Chu Văn An – Người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời

Sinh thời, Chu Văn An luôn luôn được dân chúng ca ngợi về phẩm chất thanh cao tuyệt vời của ông. Ông được tôn là Vạn thế sư biểu, nghĩa là người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời.
Chu Văn An (1292 – 1370) còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Hà Nội. Những ghi chép về nghiệp học của ông thuở thiếu thời hiện không thống nhất.
Có sách ghi ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ), lại có ý kiến khác cho rằng ông không đỗ đạt gì. Đời Vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được mời ra giữ chức Tư nghiệp Trường Quốc Tử Giám.
Đến đời Trần Dụ Tông, ông từ chức về ở ẩn tại Làng Kiệt Đặc, Huyện Chí Linh (Hải Dương), làm nhà ở giữa hai ngọn núi Kỳ Lân – Phượng Hoàng và mở trường dạy học.
Ít năm sau khi lên ngôi, Vua Trần Dụ Tông có chỉ triệu Chu Văn An hồi triều nhưng ông từ chối nên Vua tỏ ý giận dữ. Thân mẫu Vua là Hoàng Thái hậu Bảo Từ khuyên: "Người ấy là bậc cao hiền, Thiên tử không có quyền bắt người ta làm tôi được".
Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, có mời nhưng ông chỉ về Kinh chúc mừng, rồi trở lại núi cũ, không nhận chức tước. Sau khi Chu Văn An mất, ông được triều đình truy tặng tước Văn Trinh Công (tên gọi Chu Văn Trinh là do sự ân tặng này). Ông được ban tên thụy là Khanh Tiết và thờ ở Văn Miếu.
Nét nổi bật hơn cả ở con người Chu Văn An đó là một người thầy mẫu mực trong lịch sử đất nước ta. Từ trước đời Trần, có biết bao nhiêu người thầy với những cống hiến lớn lao, và các triều đại về sau lại càng nhiều những bậc tôn sư đạo cao đức trọng, thế nhưng không ai có thể so sánh được với Chu Văn An. Người thầy này có nhiều điều đáng quý.

Chu Van An

Tượng thờ thầy giáo Chu Văn An tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội
Ông đã dạy các lứa học trò từ bậc cao nhất cho đến lớp học trò bình thường ở nông thôn. Ông là thầy (Tư phó) ở Trường Quốc Tử Giám dạy con em các vua quan. Ông đã mở một trường tư nhỏ tại huyện Thanh Đàm, lấy tên là trường Huỳnh Cung (làng Cung Huỳnh, cạnh làng Văn, huyện trên, nơi Chu Văn An làm nhà đọc sách).
Tuy trường nhỏ nhưng đã thu nạp hàng ngàn môn sinh đến chật cửa. Chính từ trường Huỳnh Cung này mà Chu Văn An nức tiếng, được Vua mời về Quốc Tử Giám.
Nội dung dạy học của ông ngày nay không còn được biết đến một cách đầy đủ, nhưng chắc chắn ông đã nỗ lực giảng giải học thuyết kinh điển của Nho gia, tạo điều kiện cho lý thuyết Khổng – Mạnh dần dần chiếm thế độc tôn. Ta biết rằng, dưới thời Lý cũng như thời Trần, đạo Phật là Quốc giáo.
Nhiều vị vua đi sâu vào Phật học và có những lý thuyết riêng cho Phật giáo Việt Nam, dân chúng cũng rất mộ Phật. Để làm cho Nho học có một vị trí lớn trong giáo dục thời bấy giờ không phải là điều đơn giản, nhưng Chu Văn An đã làm được điều này, khiến cho mọi tầng lớp Vua quan sùng Nho về sau đều biết ơn ông.
Ta không thấy ông trực tiếp bài bác Phật giáo, nhưng các học trò được ông dạy dỗ, khi ra làm quan lại phê phán đạo Phật. Bởi vì bài Phật để tôn Nho là theo đúng phương hướng, ý chí người thầy của họ.
Về phương pháp dạy học, Chu Văn An có một phong cách đặc biệt hấp dẫn, khiến cho mọi người đều phải kính nể, tôn phục. Tài liệu xưa còn ghi lại, ông rất nghiêm nghị và gương mẫu.
Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm ông vẫn phải khép nép giữ gìn, và sau khi có điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Sự nghiêm minh này càng khiến ông được học trò kính mến hơn.
Có giai thoại kể rằng, ông có người học trò vốn là Thủy thần, đã biến hình để xin được vào trường học. Câu chuyện khó tin, nhưng lại khẳng định: Cái đức và cái tài của Chu Văn An khiến quỷ thần cũng phải tìm đến để xin thụ giáo.
Hơn ai hết, chỉ riêng Chu Văn An mới có được câu chuyện về đạo đức siêu trần này. Phải như thế mới hiểu được vì sao mà chung quanh thầy giáo Chu Văn An người đời đã thêu dệt nhiều truyện hoang đường kỳ dị.
Còn một số tài liệu cho biết thêm rằng, Chu Văn An cũng là một nhà nghiên cứu Đông y, đã biên soạn cuốn "Y học yếu giải tập chu di biên", sách "Thanh Trì Quang Liệt Chu thị di thư" cũng nói như vậy. Vấn để này còn phải được thẩm định thêm.
Sinh thời, Chu Văn An luôn luôn được dân chúng ca ngợi về phẩm chất thanh cao tuyệt vời của ông. Ông được tôn là Vạn thế sư biểu, nghĩa là người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời.
Sau khi ông qua đời, triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc Thánh hiền ngày xưa. Trần Nguyên Đán đánh giá về những đóng góp của ông: Nhờ có ông mà "bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu".
Nhà sử học Ngô Sỹ Liên đời Lê Thánh Tông đã phải khen: "... Những nhà Nho ở nước Việt ta được dùng ở đời không phải không nhiều, có kẻ chỉ nghĩ đến công danh, kẻ thì chuyên lo về phú quý, kẻ lại a dua với đời, có kẻ chỉ biết ăn lộc giữ thân. Người chịu để tâm đến đại đức, suy nghĩ đến việc giúp Vua nêu đức tốt cho dân được nhờ ơn, Chu Văn An ở đời Trần có lẽ gần được như thế...".
Người dân vùng quê Thanh Đàm thờ ông làm Thành hoàng và gọi là đức Thánh Chu. Việt Nam có những thánh võ như Thánh Dóng, Thánh Trần, thì cũng phải có cả Thánh văn.
Thánh văn là nhà giáo, là thầy Chu Văn An. Những di tích trong nước có liên quan đến ông đều gắn với uy danh người thầy giáo: Đền Thanh Liệt, Đền Huỳnh Cung, Đền Văn Điển, Đền Phượng Sơn, Mả Thuồng Luồng, Đầm Mực, Linh Đàm, v.v...
Vị trí của ông trong lịch sử giáo dục Việt Nam hoàn toàn được khẳng định.
PGS Vũ Ngọc Khánh

Banner liên kết

 pgdphuninh

thkn

vnedu

xoamuchu

csdlgddt

bdgv

sgd

tndt

violet

logotavico

Thống kê

Các thành viên : 4
Nội dung : 251
Liên kết web : 18
Số lần xem bài viết : 104833
Hiện có 7 khách Trực tuyến

Danh bạ điện thoại

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Nguyễn Phi Hùng Hiệu trưởng 0906467498 nguyenphihungcva@gmail.com
2 Lê Minh Tín Phó hiệu trưởng 0982295687 leminhtin1980@gmail.com
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Bùi Thị Thu Lệ Tổ trưởng 0363633110 buithithule8@gmail.com
2 Nguyễn Thị Tường Vân Kế toán 0978711241 Tuongvan01091985@gmail.com
2 Huỳnh Thị Hữu Bảo vệ 0329959644
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Huỳnh Văn Hưng Tổ trưởng 0399393070 huynhvanhung2004@gmail.com
2 Nguyễn Thị Dũng Tổ phó 0983100321 dung01012013@gmail.com
3 Nguyễn Duy Khánh Tổ phó 0985467353 duykhanh0709@gmail.com
4 Trịnh Thường 0385633517 trinhthuongcva@gmail.com
5 Huỳnh Thị Phương Thảo 0372452612 huynhphuongthao85@gmail.com
6 Nguyễn Hùng Cường
7 Đoàn Văn Thảo 0988558074 thaodoan010190@gmail.com
8 Trương Thị Duy Nhàn 0968488599 nhantruongqnam@gmail.com
9 Lê Thị Vân Thiết bị 0365002820 anh.anhminh222009@gmail.com
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Trần Tấn Phong Tổ trưởng 0988951663 trantanphong2011@gmail.com
2 Nguyễn Thị Thận Tổ phó 0368702695 thannguyenk11@gmail.com
3 Trịnh Thị Thái Bình Tổ phó 0977927805 trinh1thai2binh3@gmail.com
4 Đào Thị Phương Thảo 0982740445 phuongthao782000@gmail.com
5 Dương Thị Đào 0981084286 duongthidaocva2017gmail.com
6 Nguyễn Thị Hạnh Nhân 0364801863 hanhnhan.tk94@gmail.com
7 Trần Thị Thùy Trang 0379105904 hoatrangnhoxinh987@gmail.com
8 Nguyễn Xuân Quang
9 Trần Vĩnh Khiêm
10 Nguyễn Thị Kim Xuân Tổng phụ trách 0385571134 nguyenthikimxuan.cva@gmail.com
11 Lê Thị Cẩm Nhung NV Thư viện 0339336497 nhungle445@gmail.com